A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ TỰ HỌC

edf40wrjww2News:ContentNew

Ngoài việc học ở  trên lớp, về nhà chúng ta có thể học nhóm, học có người hướng dẫn (gia sư), học thêm ở trung tâm, tự học. Theo tôi, tự học vẫn là quan trọng nhất. Vì chỉ có tự học mới giúp chúng ta tiếp thu sâu sắc kiến thức một cách chủ động nhất.

Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Thế nhưng ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá, nghiên cứu các kiến thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không phải của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình thì phải đào sâu suy nghĩ. Nếu suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sẽ lãng quên ngay. Do đó, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của sự việc, của bài học, của kiến thức.  Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ.

Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ cách tự học nào cũng bao gồm các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực thế. Có thể tự học qua sách báo, qua nghe giảng, qua làm bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế…Sách, báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức  mà sách báo cung cấp.

Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng trên lớp. Nhưng nghe giảng không có nghĩa là chỉ ngồi nghe và chép lại vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải suy nghĩ để hiểu và nắm vững vấn đề. Có thể tự đặt ra câu hỏi khi nghe giảng như: Bài giảng đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai như thế nào? Cốt lõi của vấn đề là gì?...Có thể nói tự học qua nghe giảng là cách phổ biến nhất đối với mỗi học sinh chúng ta. Nhưng theo tôi, trước khi lên lớp, chúng ta phải đọc trước bài ở nhà để hiểu được phần nào kiến thức của bài học. Và nếu có thể, chúng ta sẽ làm trước các bài tập trong sách để khi lên lớp kết hợp với bài giảng của thầy cô ta sẽ nhanh chóng hiểu được bản chất của vấn đề.  Khi nghe giảng, ta có thể thu nhận được lượng kiến thức khá lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng bởi với lượng kiến thứctrong khoảng thời gian hạn chế, người học cóa thể không có thời gian để đào sâu suy nghĩ, tìm tòi ngay trên lớp. Vì thế muốn nắm chắc được vấn đề sau mỗi bài giảng, học sinh về nhà cần xem lại bài giảng trên lớp kết hợp với sách giáo khoa.

 Một cách học tập hiệu quả không kém đó là học qua cách làm các bài tập giúp ta củng cố các kiến thức đã học, nắm được bản chất của vấn đề. Hơn nữa, thự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Có rất nhiều dạng bài tập khác nhau để giúp học sinh nắm vững kiến thức và sáng tạo các kiến thức đã học. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học thuộc lòng. Nhưng học thuộc lòng không phải là học vẹt mà khi học phải biết mình đang học cái gì? Nội dung của nó ra sao?...Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị lãng quên kiến thức. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp , làm sao cho dễ nhớ và nhớ lâu. Có thể vạch ra các ý chính, ý quan trọng chứ không phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. . Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách học đem lại hiệu quả cao.

Hoặc có thể học theo cách vẽ Bản đồ tư duy (Mindmap). Bản đồ tư duy là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề dưới dạng lược đồ phân nhánh. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp ghi nhận hình ảnh của bộ não: ghi nhớ theo một trình tự nhất định, liên kết các sự kiện khác nhau. Đây là một kĩ thuật dùng để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Học đi đôi với hành”. Vì thế, cho dù học bằng phương pháp nào thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế cuộc sống. Điều này giúp ta không bị xa rời thực tế, biết áp dụng các kiến thức vào đời sống hàng ngày như các ngành văn hóa, công nghệ thông tin, các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…Khi áp dụng vào thực tế, các kiến thức được học sẽ được sử dụng có hiệu quả, giúp người học khám phá ra nhiều vấn đề mới nảy sinh. Học qua thực tế giúp ta rèn luyện được các thao tác tổng hợp như: tra cứu sách vở, học hỏi những người có kinh nghiệm, bàn luận với bạn bè…

Tự học là một khâu quan trọng nhất trong học tập. Nếu bản thân mỗi người không tự tạo cho mình được thói quen tự học thì sẽ không đem lại hiệu quả cao và sẽ bị lệ thuộc vào những điều mà thầy cô giảng và quan trọng hơn là sẽ không nắm chắc được bài học. Tự học sẽ tạo được thế chủ động cho người học, là con đường dấn tới sự sáng tạo, khởi nguồn lòng đam mê, tìm tòi những điều mới lạ và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

                                                             (Sưu tầm)


Tác giả: Lưu Văn Hải – A9K13( Sưu tầm)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Chính phủ điện tử
Video
Bản đồ vị trí
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Hôm qua : 158
Tháng 04 : 1.446
Tháng trước : 3.369
Năm 2024 : 10.050
Năm trước : 45.914
Tổng số : 450.168